1- Cho trẻ học thiết bị có sao không?
Vì chương trình thiết kế cho bé nhỏ nên mỗi bài học rất ngắn mẹ ạ, kiểu thay cho tráo thẻ giấy thôi. Mỗi bài tầm 1 phút mỗi môn, ngày học 5-7 phút, mẹ có thể chia thành vài lần nếu cần, mỗi lần 1-2 phút. khi bé học trên máy thì số lượng thẻ bé học mới đủ để kích hoạt não phải (ngày vài trăm thẻ), và các bài học cũng được lên bài bản sẵn cho mẹ. Hầu hết các bé học như vậy hiệu quả rõ ràng trong khi mẹ tráo tay thì thất bại rất nhiều.
Ngoài phần học thẻ thì Bive có gợi ý hoạt động mẫu hằng ngày để bé phát triển tư duy, vận động, các loại file học liệu để mẹ tha hồ khai thác và dành thời gian chơi cùng bé
Học thẻ giấy hay thẻ trên máy thì cũng chỉ là công cụ thôi mẹ ạ, mình sử dụng mặt tốt của nó chứ không lạm dụng nó thì sẽ rất tốt. Ví dụ, nếu mẹ không giỏi tiếng Anh hay âm nhạc, thì rất là khó để dạy bé, những cái này bé vẫn cần học qua thiết bị. Tất nhiên là làm thế nào cho phù hợp là đc.
Chương trình trên Bive thì có tham khảo các chương trình của viện Shichida Úc, Mỹ, họ cũng có các bài học tại nhà cho bé từ 12 tháng, với điều kiện là mẹ ngồi học cùng con chứ không để con ngồi một mình là okie mẹ nha.
2- Bé lớn còn khai thác được Bive không?
Bive giống như một thư viện giáo dục sớm, mẹ đăng ký sẽ được truy cập tất cả các môn học không giới hạn độ tuổi mẹ nhé.
Với bé trên 6 tuổi, nếu bé chưa đánh vần, tính toán thạo thì vẫn có thể học tiếng Việt và toán trên Bive (phần này thiết kế cho giáo dục sớm 0-6 nên cũng không quá phức tạp). Ngoài ra, các bé tiểu học thì có thể học âm nhạc và khai thác tài nguyên tiếng Anh phong phú trên Bive như: flashcard tiếng Anh các chủ để, truyện đọc tiếng Anh, sight word lesson, nghe tiếng Anh… Các phần như học liệu phát triển tư duy, các hướng dẫn hội họa, khoa học, nghệ thuật, bài tập não phải, thì miễn là bé thấy hứng thú thì vẫn có thể khai thác được mẹ ạ.
3- Làm gì khi bé không tập trung?
Mình thấy các mẹ có kết quả tốt nhất là các mẹ cho bé học đều đặn và không áp lực.
✔️✔️ Đều đặn tức là hằng ngày đều mở cho bé học, cho dù bé có ngó ra chỗ khác. Đôi khi không thấy bé thực sự tập trung nhưng khi bé thế hiện ra mẹ lại bất ngờ rằng không ngờ con lại nhớ được như vậy mẹ nhé.
✔️✔️ Không áp lực tức là mình không nóng lòng, chỉ cần mẹ cảm thấy nóng lòng thì con bỗng cảm thấy việc học không vui gì cả.
Việc tạo không khí học tập cho con cũng cần sự lưu tâm của mẹ. Đây là một số gợi ý mẹ nha:
1) Lập thời gian biểu cố định:
Việc lập thời gian biểu cố định, giúp bé hình thành thói quen, khi đã hình thành thói quen, việc học tập đối với bé sẽ trở việc cực kỳ nhẹ nhàng và vui vẻ. Tất nhiên, mẹ sẽ mất vài ngày đầu tiên để giúp bé ghi nhớ và quen với việc ngồi vào tập trung học. Một số gợi ý để mẹ lập thời gian biểu cố định cho bé:
– Chọn lúc bé cảm thấy thoải mái nhất: riêng học toán shichida chỉ mất khoảng 30s mỗi lần học, thêm tiếng Việt, kích thích não phải nữa, bé cũng chỉ cần tập trung khoảng 2-3 phút 1 lần vậy nên chọn giờ học cho bé không khó. Nhưng mẹ nhất thiết cần để ý tránh những lúc bé khó chịu. Ví dụ: bé vừa đi học về rất mệt, không nên bắt bé ngồi vào để học luôn, thay vào đó mẹ hãy để bé ăn nhẹ, ngồi vào nơi mát mẻ hoặc tắm xong càng tốt, để tinh thần bé thoải mái thì hãy cho bé học.
– Lặp lại hàng ngày: nếu mẹ đã chọn cho bé học khi bé mới tắm xong thì hàng ngày vào giờ đó mẹ lại lặp lại, như vậy sau những ngày đầu tiên, bé sẽ tự giác ngồi vào chỗ và chuẩn bị tinh thần để học tập.
2) Tạo hứng thú cho bé:
Rất nhiều mẹ gặp rắc rối ở phần này, dù là dạy bẻ thẻ giấy hay cho bé học thẻ điện tử, nếu mẹ không tạo được hứng thú cho bé thì bé sẽ không hào hứng, tập trung nữa.
Để tạo hứng thú cho bé, điều đầu tiên mẹ cần làm là bản thân mẹ cần thay đổi thái độ và cảm thấy vui vẻ, thích thú. Sự vui vẻ, thích thú của mẹ sẽ giúp bé thư giãn và vui ” lây “. Rất đơn giản thôi, mẹ hít một hơi thật sâu rồi cười thật to, tự nhiên mẹ sẽ thấy bản thân thoải mái.
Tiếp đó, mẹ hãy mời gọi bé ngồi vào bàn học như mời gọi bé đi ăn kem. và nói về bài học như thể chúng mình xem một màn ảo thuật đặc sắc.Nếu mẹ nói rằng bé phải học thì bé sẽ chẳng muốn học đâu, nhưng nếu mẹ nói bé được học thì chắc chắn bé cảm thấy ” ồ, được học thật may mắn “!
3) Tạo cảm giác yên tâm cho bé trong quá trình học:
Có một câu nói của giáo sư Makoto Shichida mà tớ yêu thích nhất ” trẻ con rất cảm tính, hoạt động nào cho bé cảm nhận được tình yêu thương thì bé sẽ thích hoạt động đó “. Bản thân tớ đã áp dụng câu nói này vào các hoạt động cùng con, cũng như có bật mí với các mẹ, tất cả các mẹ áp dụng nguyên tắc náy trong hoạt động cùng bé đều thu được kết quả tuyệt vời.
Khi bé học, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng vỗ lưng bé hoặc áp má vào bé, bé cảm thấy yên tâm, được bao bọc và chắc chắn thích thú với việc học. Mẹ thử xem, hiệu quả lắm đấy ^^.
4) Khen ngợi và biểu dương:
Bé nào cũng thích khen, bé nào cũng thích mẹ công nhận. Dù chỉ là việc ngồi vào bàn học 2,3 phút, mẹ hãy khen bé khi bé có tập trung, khen bé khi bé chú ý đén hết bài học mẹ nhé.
Đôi khi, mẹ nóng lòng muốn bé học quá, nên bỏ qua các bước trên dẫn đến việc học của bé thiếu hiệu quả. Dù là các bước nhỏ, nhưng cũng rất quan trọng đó mẹ ạ.
Chúc bé học tập hiệu quả!
4- Làm gì để biết con có kết quả?
Trong giáo dục não phải, chúng ta không nên kiểm tra con theo cách truyền thống bởi:
- Não phải học trong trạng thái thư giãn, vui vẻ, cảm xúc tích cực.
– Việc kiểm tra, thi cử sẽ dễ gây áp lực, khiến trẻ căng thẳng, lo sợ. Điều này kích hoạt não trái và đóng lại cánh cửa não phải – tức là làm mất đi hiệu quả mà phương pháp này nhắm đến. - Giáo dục não phải tập trung vào “gieo hạt” – không cần kiểm tra ngay.
– Ví dụ: khi ta cho trẻ nghe nhạc cổ điển, học flashcard tốc độ cao, tưởng tượng hình ảnh,… mục tiêu là để gửi vào tiềm thức, chưa cần biểu hiện ra ngay. Kiểm tra sớm sẽ làm rụng hạt giống vừa gieo. - Não phải không thích bị ép buộc.
– Trẻ cần được tự do “học như chơi, chơi mà học”. Nếu cứ đòi hỏi kết quả cụ thể ngay lập tức, trẻ sẽ khép lòng và mất niềm tin vào chính mình.
🪷 Vậy làm sao để theo dõi tiến bộ nếu không kiểm tra?
✔️ Quan sát hằng ngày:
– Bé có hứng thú học không?
– Bé có nhớ điều gì bất ngờ không? (VD: nhắc lại từ tiếng Anh, mô tả lại hình ảnh flashcard, phản ứng nhanh hơn…)
✔️ Ghi chép sổ tay học tập:
– Mẹ có thể ghi lại những “phản ứng đáng yêu”, “khoảnh khắc ngạc nhiên”, để thấy tiến bộ theo thời gian.
✔️ Tạo không gian thể hiện tự nhiên:
– Đặt câu hỏi khơi gợi (“Con nhớ hôm qua mình học con vật nào không nhỉ?”)
– Cho bé chơi các trò kết hợp: ghép hình, kể lại chuyện, vẽ tranh theo trí nhớ,…
💞 Kết luận:
✅ Giáo dục não phải KHÔNG tập trung vào kiểm tra, mà tập trung vào kết nối, cảm xúc, trực giác và gieo trồng tiềm năng.
✅ Điều quan trọng không phải là “trẻ biết bao nhiêu”, mà là “trẻ có thích học không”, và “trẻ có thấy vui vẻ, hạnh phúc khi học không”.