“Phương pháp ghi nhớ ngôn ngữ để mở rộng thế giới của con“
Trích sách phát triển năng lực trí tuệ cho con theo phương pháp Shichida.
Trong cuốn sách “Cha Mẹ Là Bác Sĩ Tuyệt Vời Nhất”, giáo sư người Mỹ Glenn Doman, rất nổi tiếng trong việc điều trị cho trẻ khuyết tật não, đã nhấn mạnh một thông tin cực kỳ quan trọng, rằng: Trong quá trình phát triển não bộ, vấn đề quan trọng nhất là định hình cấu trúc chức năng của não trẻ.
Tại Trung tâm Nghiên cứu Trị liệu Trẻ khuyết tật não của ông, ngoài trẻ em mù, tất cả các bé khác đều được tiếp nhận chương trình dạy đọc khi tròn một tuổi rưỡi. Kết quả cho thấy, hàng trăm trẻ khuyết tật não trong khoảng hai đến bốn tuổi đều bắt đầu biết đọc. Lớn hơn một chút, các em đều đọc, thậm chí còn hiểu được nhiều cuốn sách. Một số trẻ ba tuổi có thể đọc được sách nhiều thứ tiếng, có em còn hiểu được toàn bộ nội dung của sách.
.
.
Ở những trẻ này, việc kích thích hoạt động của não đã giúp cấu trúc não cải thiện nhanh chóng. Khi đó, cho dù trẻ mắc tật đầu nhỏ, thì hộp sọ cũng lớn hơn ba đến bốn lần so với những trẻ dị tật nhưng không được kích thích hoạt động não. Tóm lại, khi trẻ được dạy chữ, đường phản hồi thị giác được hình thành ngay trong não khiến cấu trúc của toàn bộ não được phát triển theo hướng tích cực. Dạy chữ cho trẻ sẽ làm thay đổi chức năng của bộ não, khiến cấu trúc của bộ não cũng thay đổi theo. Trẻ càng nhỏ, hiện tượng này càng thể hiện rõ rệt.
Ở Nhật, khi công bố kết quả điều tra về chữ viết ở trẻ em, Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Quốc gia đã chỉ ra rằng: “Những trẻ có thể đọc được hơn hai mươi hai chữ cái đều ưu tú hơn trên nhiều phương diện so với trẻ chưa biết đọc”. Đây có thể xem là một sự thật hiển nhiên.
Ăn uống hay vận động chỉ đơn thuần là hoạt động thần kinh ở não động vật nói chung và được gọi là hệ tín hiệu thứ nhất. Bởi vì con người cũng là một loài động vật, nên đương nhiên có sẵn hệ tín hiệu này. Tuy nhiên, con người còn có hệ tín hiệu thứ hai vốn không thể tìm thấy ở bất kỳ loài động vật nào khác, đó là hoạt động sử dụng ngôn ngữ, ký tự chữ viết, chữ số để suy nghĩ và phán đoán.
Hệ thống tín hiệu thứ hai hoạt động tích cực, giúp con người có thể đọc được chữ viết. Trẻ em khi mới chào đời cũng nhờ hoạt động của hệ tín hiệu này mới nhanh chóng phát triển thành con người. Khảo sát thực tế cho thấy, để hệ tín hiệu thứ hai này hoạt động tốt, sau khi chào đời, trẻ cần được dạy đọc, dạy nói càng sớm càng tốt. Nếu cha mẹ cứ đợi trẻ lên khoảng sáu tuổi mới bắt đầu dạy, khi đó nếp nhăn của não trẻ đã hình thành được 80%, thì hiệu quả đạt được sẽ kém đi rất nhiều.
.
.
Thầy Ishii Isao, người nổi tiếng trong việc dạy chữ cho trẻ nhỏ tuổi đã chia sẻ: “Giai đoạn trẻ ba đến bốn tuổi là thời kỳ ghi nhớ chữ dễ dàng nhất, qua độ tuổi này, khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ ngày càng giảm sút. Nếu trẻ lên sáu, bảy tuổi mới bắt đầu học chữ, khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ kém và kết quả đạt được sẽ hoàn toàn tỷ lệ nghịch với sự phát triển sinh lý. Trẻ tiểu học (lớp năm, lớp sáu) được học khoảng 1.000 chữ, tuy nhiên do trẻ vào tiểu học rồi mới bắt đầu học chữ, nên ghi nhớ chỉ 500 chữ thôi đối với các em cũng là rất khó. Nếu bắt đầu dạy chữ khi trẻ ba tuổi, thì chỉ trong vòng ba năm, trẻ sẽ nhớ hết 1.000 chữ đó.
Như vậy, điều quan trọng mấu chốt ở đây là: Việc ghi nhớ nhiều chữ sẽ khiến não bộ của trẻ thay đổi về chất. Nếu dạy chữ cho trẻ có hệ thần kinh yếu, thì khi trẻ nhớ được 1.000 chữ cũng là lúc sắc tố mắt của trẻ thay đổi, mắt trẻ trở nên lanh lợi hơn. Do đó, dù trẻ mắc chứng suy nhược thần kinh nặng đến mức nào đi nữa, nếu có đủ nhiệt tình và nhẫn nại, cha mẹ cũng hoàn toàn có thể dạy chữ cho con. Hãy nhớ rằng, con chữ làm thay đổi cấu tạo bộ não của trẻ.
Thực nghiệm của vợ chồng giáo sư Steinberg – giảng viên Đại học Hawaii
Vợ chồng giáo sư Steinberg, giảng viên Đại học Hawaii vì muốn làm sáng tỏ những suy nghĩ thông thường trước đây, như “khi bắt đầu nói được lõm bõm, thì bé mới bắt đầu hiểu được ngôn từ” hay “chỉ nên dạy trẻ đọc khi đã biết nói”, đã tiến hành thực nghiệm dạy trẻ sơ sinh đọc chữ trước khi bé biết nói. Nói về bản chất của việc đọc, vợ chồng giáo sư Steinberg cho rằng: “Nói một cách chính xác, đọc có nghĩa là hiểu được ý nghĩa của điều đã được viết ra, còn việc có thể đọc thành tiếng những chữ viết đó hay không chỉ là thứ yếu”.
Từ một sự thật rõ ràng rằng dù bé sơ sinh chưa thể nói nhưng vẫn có thể hiểu được ý nghĩa của những câu từ cha mẹ nói với chúng, nên vợ chồng giáo sư cho rằng nếu bé có thể nghe và hiểu được ngôn từ thì lúc đó người lớn có thể dạy cho bé đọc.
Khi tìm kiếm các tài liệu về chủ đề này, họ nhận ra rằng hầu như chưa có thực nghiệm nào về việc dạy cho bé sơ sinh chưa biết nói đọc chữ. Thế là, vào năm 1964, khi sinh cậu con trai đầu lòng là bé K, họ đã quyết định xem con mình là đối tượng tiến hành thực nghiệm này.
Giáo sư Steinberg đã áp dụng phương pháp giáo dục ngôn ngữ này vào thực tế để dạy cho con mình và đạt được những thành quả xuất sắc. Trong khoảng thời gian được mời làm giáo viên thỉnh giảng tại Đại học Hiroshima, giáo sư cũng đã hướng dẫn cho bốn gia đình khác dạy dỗ năm đứa con của họ theo phương pháp dạy ngôn ngữ này. Kết quả thật đáng kinh ngạc.
Như trường hợp của bé A, được dạy chữ từ lúc một tuổi rưỡi, chỉ cần hai tuần, bé đã có thể phân biệt được năm Hán tự (chó, tay, sách, búp bê, voi), năm từ thuần Nhật (võ đạo, ghế, trái hồng, con mèo, gấu trúc). Trong đó, chỉ có từ “trái hồng” là phải dạy bé năm lần mới nhớ được, còn tất cả những từ khác đều chỉ cần dạy một hai lần là bé đã nhớ. Bé cũng chỉ cần một tháng là có thể nhớ hết bảng chữ cái tiếng Nhật và sau mười bốn tuần, bé đã có thể đọc được 39 câu văn ngắn như: “Bé A đang chạy”, “Ba đang ngắm sao”, “Con gấu đang đứng”, v.v…
Trường hợp khác là bé B được dạy chữ từ một tuổi mười tháng. Sau mười tám tuần (khi được hai tuổi ba tháng), bé đã có thể phân biệt được 143 Hán tự và 33 văn bản ngắn.
Năng lực của các bé được dạy theo phương pháp này cao hơn so với các bé cùng tuổi được nuôi dạy bình thường. Đây không phải là thành quả của việc ra sức nhồi nhét kiến thức vào đầu các bé, mà là thành quả của việc mỗi ngày cha mẹ dành ra khoảng năm – mười phút để chơi với bé bằng bộ thẻ nhớ chữ.
Như vậy, có thể kết luận rằng việc dạy ngôn ngữ cho trẻ sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển năng lực của các bé.
Bảy điều cần lưu ý khi dạy ngôn ngữ cho trẻ:
Đây là bảy điều cần lưu ý khi dạy ngôn ngữ cho trẻ mà tiến sĩ Steinberg đã nhắc đến ở phần trước:
1- Trẻ hai đến ba tuổi tiếp thu nhanh hơn so với trẻ sáu tuổi: Trẻ càng nhỏ tuổi thì càng có hứng thú học chữ, và trẻ càng lớn tuổi thì càng khó học chữ. Bởi vậy, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ hãy giúp trẻ hình thành trong não nhiều liên kết thần kinh về con chữ càng sớm càng tốt. 2. Đọc thành tiếng và hiểu được là hoàn toàn khác nhau: Hiểu có nghĩa là trẻ chỉ cần nghe thôi cũng nắm được điều đang được nghe. Trẻ càng lớn thì lượng thông tin nghe, hiểu được càng tăng lên và việc hiểu sẽ làm tăng khả năng viết. Nếu chỉ viết được, nói được mà không hiểu được mình đang nói, đang viết gì thì trẻ chỉ như một con vẹt mà thôi.
2- Đọc và nói cũng hoàn toàn khác nhau: Bản chất của việc đọc nghĩa là khi nhìn thấy những ký hiệu thị giác (như chữ viết chẳng hạn), trẻ có thể hiểu được ý nghĩa của chúng. Có những trẻ dù không thể nói được nhưng vẫn có năng lực thấu hiểu ngôn từ tuyệt vời.
3- Đọc và viết là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau: Đọc và viết đều nằm trong phạm vi của năng lực thị giác, nhưng viết thì cần phải sử dụng thêm các cơ bắp ở tay. Cha mẹ không nên dạy con tập viết khi các cơ, xương ở ngón tay chưa phát triển hoàn thiện, tốt nhất là đợi đến khi con lên bốn, năm tuổi hãy cho con làm quen với việc viết chữ. Nhưng đọc thì lại là việc khác, nếu trước khi lên một tuổi mà khả năng nhìn của trẻ đã gần như hoàn thiện thì dù trẻ còn nhỏ, cha mẹ vẫn hoàn toàn có thể dạy trẻ tập đọc.
4- Dạy đọc không có nghĩa là chăm chăm dạy chữ cho con: Những trải nghiệm trong cuộc sống sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý một điều quan trọng là phải cho con vừa học vừa trải nghiệm. Nếu con biết “vui” là như thế nào, thì khi đó cha mẹ nên dạy con biết luôn chữ “vui”. Cha mẹ cứ thử hình dung đến việc học tiếng Do Thái, nếu chúng ta cứ học một lèo mà không hiểu gì về nghĩa thì chắc chắn là rất khó khăn, dễ chán và vô nghĩa, đúng không!
5- Nếu con đã có thể nghe – hiểu được, hãy dạy con tập đọc ngay: Có thể áp dụng các phương pháp đã trình bày ở trên. Dạy chữ bằng phương pháp kết hợp: Khi dạy chữ cho con, cha mẹ hãy sử dụng hai phương pháp kết hợp ngôn ngữ nói với chữ viết và dạy chữ kết hợp với đồ vật, tranh ảnh.
6- Đừng quá chú ý, câu nệ các trợ từ mang ý nghĩa trừu tượng: Thay vì dạy con các trợ từ như “này”, “đây”, “đó”, “thì”,… hãy cho con học nhớ các từ đơn, cụm từ và cả câu.
7- Dạy bằng cách vừa học vừa chơi: Nên cho con chơi trò chơi, đồng thời cứ khoảng hai, ba phút, cha mẹ lại dạy chữ cho con một lần. Điều quan trọng là cha mẹ cần chia nhỏ thời gian, khoảng mười phút mỗi ngày và kiên trì thực hiện cả ngày.
Để kết lại phần này, tôi xin chia sẻ thêm một chút quan điểm của tôi về phương pháp giảng dạy của các lớp đào tạo nhân tài đang xuất hiện khắp nơi trên Nhật Bản. Hầu như các lớp này chỉ dạy các trẻ bằng các giáo trình rèn luyện tư duy, suy nghĩ, chơi các trò chơi trí tuệ. Đây là một phương pháp giáo dục nhân tài hoàn toàn sai lầm, nên nếu chỉ đi theo phương pháp này, trẻ chắc chắn sẽ rất khó trở nên ưu tú.
Cốt lõi của phương pháp giáo dục trẻ là dạy ngôn ngữ. Nếu không dạy trẻ ngôn ngữ thì trẻ tuyệt đối không thể phát triển toàn diện về mặt tâm hồn được. Có thể là, nhờ có các giáo trình rèn luyện tư duy, IQ của trẻ có thể đạt đến mức 180 hay 200, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ có thể có những nhận thức, tư tưởng sâu sắc. Bởi lẽ, trí tuệ là cái chỉ có được khi trẻ tự mình lĩnh hội thông qua việc đọc sách.”
………………………………..
Như vậy việc biết đọc sớm không chỉ là để bé biết đọc chữ mà còn có tác động to lớn đến chất lượng của tế bào não cũng như khả năng nhận thực của trẻ.
Biết đọc sớm để tăng cường chất lượng tế bào não
Biết đọc sớm để khám phá thế giới bao la rộng lớn qua sách báo, tranh ảnh và các phương tiện học tập.
Biết đọc sớm để tự mình học tập
Biết đọc sớm là nền tảng để học tất cả các môn học khác
Biết đọc sớm để đến lớp nhẹ nhàng hơn
HỌC CHỮ SỚM CÓ KHÓ KHÔNG?
Học chữ khó nếu học không đúng phương pháp dành cho độ tuổi nhỏ.
Học chữ khó nếu học với áp lực và sự nóng vội
Học chữ rất dễ với phương pháp đúng đắn và học trong môi trường vui vẻ, yêu thương
KHAI THÁC BIVE EDU THẾ NÀO ĐỂ GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ:
Học chữ qua flashcard:
– Học flashcard thế giới quanh em
– Học flashcard khoa học xã hội
Học đánh vần với chương trình tiếng Việt:
– Bé học tiếng Việt phần 1
– Bé học tiếng Việt phần 2
Học chữ qua các bộ thẻ tranh:
– Thẻ tranh bài hát trên Bive
– Thẻ tranh bài thơ
Và rất nhiều học liệu khác như thẻ kích thích tư duy, học liệu theo chủ đề …
Xem thêm tại: https://bive.edu.vn/courses