Thói quen 21 – Dạy con bằng hình ảnh
(Trích 70 thói quen tốt trong việc nuôi dạy con theo phương pháp Shichida)
“Học bằng hình ảnh” là giai đoạn thứ hai không kém phần hiệu quả mà cha mẹ có thể dạy cho con mình. Trẻ em không cảm nhận được những màu sắc trừu tượng như màu xanh, màu đỏ nhưng chúng có thể cảm nhận được tất cả màu sắc. Người ta cho rằng nếu trẻ nhận biết các màu vàng, xanh theo một thứ tự nhất định thì sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới phân biệt được. Vì vậy, khi trẻ nhận biết hình ảnh của thế giới bên ngoài, đặc biệt trong khoảng từ không đến một tuổi, không liên quan đến sự đơn giản hay phức tạp mà chính là sự kích thích của những hình ảnh đó.
Trong giai đoạn không đến một tuổi, sự kích thích sẽ không gây ra vấn đề gì cho trẻ. Năng lực nhận biết của trẻ trong giai đoạn này lớn hơn bất cứ thời điểm nào khác. Vì vậy, khi trẻ bị tác động bởi các kích thích phức tạp, những liên kết phức tạp tương ứng trong hệ thống thần kinh não của trẻ cũng sẽ được hình thành. Tuy nhiên, những kích thích bất ngờ và quá mạnh sẽ không tốt cho trẻ, vì vậy cha mẹ nên chú ý chỉ lặp lại đều đặn các kích thích để xây dựng những liên kết vững chắc trong não bộ của trẻ.
Thêm vào đó, khả năng nhận biết các đồ vật của trẻ không chỉ đơn thuần dừng lại ở một hình ảnh nhất định. Ví dụ, khi học ngôn ngữ, trẻ không chỉ nhớ những từ sẵn có mà còn thu thập và nhớ thêm từng từ vựng xung quanh hoạt động hằng ngày. Chính vì vậy, nếu cha mẹ chỉ cho trẻ xem những hình mẫu nhất định thì không thể giúp trẻ tiến bộ vượt bậc khi học ngôn ngữ. Việc cha mẹ kể chuyện cho trẻ và lặp đi lặp lại những từ vựng trong hoạt động hằng ngày của chúng là vô cùng quan trọng.
.
Thật thiếu trách nhiệm nếu cha mẹ cứ giữ mãi suy nghĩ “không cần dạy trẻ ngôn ngữ, chúng sẽ tự nói được khi khoảng độ một tuổi” (nói cách khác, đây chính là sự dựa dẫm vào khả năng tự học theo hình mẫu của trẻ). Nhiều nghiên cứu thực tế gần đây đã cho thấy, trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, cha mẹ nên cho con tập nghe làm quen với nhiều ngôn ngữ khác nhau để giúp trẻ phát triển khả năng nói diễn ra nhanh hơn và có vốn từ vựng vững chắc hơn. Tuy nhiên những điều hiển nhiên rút ra từ nghiên cứu trên vẫn chưa được công bố một cách phổ biến.
Để trẻ có thể nhớ được từ vựng đầu tiên, cha mẹ có thể phải lặp đi lặp lại từ đó cả ngàn lần cho trẻ nghe. Nhưng để trẻ nhớ được từ tiếp theo thì cha mẹ chỉ mất một phần ngàn trong nỗ lực lúc đầu mà thôi, vì trong lần kích thích tiếp theo ấy, trẻ sẽ phản ứng nhanh hơn. Đó là quá trình một liên kết thần kinh được hình thành.
Một sự liên kết được tạo ra càng sớm và lặp lại nhiều lần thì nó sẽ trở nên càng bền vững và tuyệt vời, nhưng ngược lại nếu như những sự liên kết được bắt đầu muộn và rời rạc thì nó sẽ không trở nên ưu việt, xuất sắc. Và tại sao lại như vậy?
Từ khi mới sinh ra, các tế bào não của trẻ không có bất cứ kết nối nào với nhau để não hoạt động. Dựa vào những kích thích từ môi trường xung quanh, não trẻ mới hình thành các liên kết. Lúc này, vai trò của sự lặp đi lặp lại càng quan trọng hơn. Nhờ có sự lặp đi lặp lại mà kết nối giữa các tế bào não trở nên rõ ràng hơn, các mạch thần kinh mà kích thích truyền tới sẽ dễ dàng được hình thành. Mặt khác, khi không được kích thích đủ hoặc môi trường quanh trẻ quá nghèo nàn các yếu tố để học hỏi, các tế bào não của trẻ sẽ phát triển một cách yếu ớt và như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến các liên kết não bộ của trẻ.
Khi trẻ lên sáu tuổi, các liên kết thần kinh sẽ bắt đầu hoàn chỉnh. Những liên kết đã hình thành thì không thể nào cấu trúc lại được. Giai đoạn này, dù cách học có tác động tích cực đến thế nào thì cấu trúc các liên kết trong não trẻ cũng không thể thay đổi, nơi các kích thích dễ dàng truyền đến những liên kết não bộ cũng không còn.
Nếu cha mẹ áp dụng cách giáo dục đúng đắn cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời (từ không tuổi trở đi) thì các liên kết tuyệt hảo sẽ được tạo ra, năng lực của trẻ sẽ tiến bộ nhanh chóng. Muốn vậy, trước hết chúng ta cần phải chuẩn bị các kích thích tương ứng, nếu không, quá trình phát triển của trẻ không những không tiến triển mà còn bị đình trệ.
Bằng việc nghĩ ra và áp dụng cách học phù hợp cho con, cha mẹ không những đẩy mạnh sự phát triển năng lực của trẻ, mà còn tạo ra những liên kết não bộ vượt trội, hình thành một sự kết hợp bền chặt giữa các tế bào não.
Một đứa trẻ bắt đầu học violin từ độ hai đến ba tuổi sẽ có thể dễ dàng học được những điều mà một học sinh trường nghệ thuật phải mất đến bốn năm mới thành thạo. Một đứa trẻ được giáo dục đúng cách từ khi không tuổi sẽ tạo nên những liên kết thần kinh trong não tuyệt vời, giúp chúng dễ dàng giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp. Con của bà Stoner là một ví dụ điển hình cho điều này. Khi con mới sinh ra, bà đã đọc truyện cho bé nghe mỗi ngày, cứ như thế đều đặn cho đến khi bé khôn lớn. Năm chín tuổi, bé đã thi đỗ đại học và khi chỉ vừa tròn mười hai tuổi, đã được đánh giá là có kiến thức của một sinh viên tốt nghiệp.
Trẻ em sẽ ghi chép lại trong bộ não những kích thích đã tác động đến mình bằng khả năng học tập qua hình ảnh của não phải. Các kích thích được ghi chép tùy theo khả năng ghi nhớ và tái tạo hình ảnh, đồng thời quá trình này không thể hiện bất cứ điều gì ra bên ngoài và chính bản thân trẻ cũng không hề nhận ra là những điều đó đang dần dần định hình trong vô thức. Tất cả được ghi lại hết sức đầy đủ đến từng chi tiết như một cuốn phim hình ảnh.
Những biểu hiện của tài năng, tính cách hay nguyên nhân của hành động sẽ bắt đầu thể hiện ở giai đoạn khi trẻ hơn ba tuổi. Đây cũng chính là lúc trẻ bước vào thời kỳ phát triển khả năng tư duy. Ví dụ, về phương diện ngôn ngữ, khi trẻ khoảng hơn ba tuổi vốn từ của trẻ sẽ tăng lên bất ngờ, trẻ có thể sử dụng được những từ khó một cách dễ dàng mà không mắc lỗi gì.
Sự lĩnh hội bằng cách học qua khả năng ghi nhớ hình ảnh của não phải trở thành cơ sở nền tảng giúp phát triển trí não một cách hiệu quả trong lúc chúng ta không ngờ đến. Điều đó không chỉ tạo nên đặc trưng ngôn ngữ của đứa trẻ mà còn tạo nên đặc trưng về âm thanh, ngôn ngữ của người bản ngữ hay nói cách khác là tạo nên đặc trưng mang tính dân tộc cho trẻ.
Thói quen 22- Kết quả của việc học qua hình ảnh là “Phát huy được khả năng tiềm ẩn”
Trẻ em có một khả năng tiềm ẩn đó là khả năng thu thập từ những gì mình bị gây ấn tượng ở bên ngoài để đưa vào trong các mạch thần kinh của não bộ. Cách làm này được gọi là “học qua hình ảnh”. Nó hoàn toàn khác so với cách học đã hoàn thiện trong não người lớn. Trẻ con không xử lý từng hình ảnh thu nhận được ở thế giới bên ngoài rồi đưa kiến thức vào não bộ mà sẽ thu nhận toàn bộ sự việc được tiếp xúc. Những sự việc được đưa vào não, dù khó đến như thế nào, cũng đều được xử lý bởi những nơ-ron thần kinh. Với cách học này, chúng ta không nên ngại độ khó của vấn đề đối với trẻ mà trong thời kỳ này nếu càng đưa ra nhiều vấn đề khó cho trẻ (giải quyết) thì chúng ta càng sớm phát hiện ra khả năng của trẻ.
Thực ra, vào những tháng đầu tiên sau khi ra đời, trẻ đã có thể ghi nhớ vào não bộ những hành động của cha mẹ bằng chính cách học qua hình ảnh. Những năm sau đó, khi đến đúng độ tuổi, những hành vi, thói quen, sở thích, xu hướng mà trẻ đã ghi nhớ từ trong tiềm thức sẽ được trẻ thể hiện hết ra ngoài bằng hành động. Chính vì thế, sự di truyền tính cách ở hầu hết mọi thứ là do sự học hỏi của trẻ trong thời kỳ này.
Tùy thuộc vào ý thức tiềm ẩn của mỗi đứa trẻ mà năng lực học theo hình ảnh có thể duy trì hiệu quả cao từ khi trẻ không tuổi cho đến hết sáu tuổi.
Chẳng hạn, một trẻ sơ sinh nếu hằng ngày đều được cho xem cha mình đánh cờ vây thì bằng năng lực học qua hình ảnh ở mức độ cao, trẻ sẽ học được những gì liên quan đến cờ vây và có năng lực phi thường về mảng này. Khi lớn lên, mặc dù đó không còn đơn thuần là tiếp nhận kiến thức, mà chỉ là dựa vào ký ức để nhớ thì kiến thức về cờ vây mà đứa trẻ học được không phải là một sự logic mà đó là những gì được ghi lại trên các mạch thần kinh của não bộ, đó là hoạt động của năng lực ghi nhớ của não phải, được biểu hiện ra ngoài như một tài năng của thiên tài.
Trong cuộc đối thoại với Ibuka Masaru cựu chủ tịch của tập đoàn Sony, Takagawa Shukaku – người giữ kỷ lục vô địch chín lần liên tiếp trong các cuộc đấu cờ vây đã kể về chiến thắng thuở thơ ấu của mình. Từ khi mới ba tuổi, Takagawa đã có thể nhớ được cách chơi và các thế cờ vây. Không phải ông bị ép phải học mà do từ nhỏ mỗi ngày ông đều luôn theo ngồi cạnh khi cha ông chơi cờ vây với bạn. Lúc đó, cha ông nghi ngờ không biết đứa trẻ này có biết đánh cờ vây thật không nên đã thử bằng cách ra quân ở khu vực seimoku- và cha ông đã thua ngay lập tức.
(). Trong cờ vây, khi tranh chấp mà lực lượng hai bên bằng nhau thì được phép đặt trước một quân cờ ở chỗ thấp nhất phía bên phải của bàn cờ – nơi để sẵn chín quân cờ đen.
…………………………
Vậy cụ thể, ba mẹ có thể dạy những gì cho trẻ qua hình ảnh?
1- Dạy trẻ toán học qua hình ảnh:
1- Kiến thức về thế giới xung quanh và khoa học, xã hội thông qua hình ảnh:
🌷🌷 Flashcard thế giới quanh em
🌷🌷 Flashcard khoa học, xã hội
2- Ngôn ngữ và chữ viết thông qua hình ảnh:
🌷🌷 Bé học tiếng Việt phần 1
🌷🌷 Bé học tiếng Việt phần 2
3- Bé học âm nhạc qua hình ảnh:
🌷🌷 Chương trình âm nhạc cho bé
4- Bé học tiếng Anh qua hình ảnh:
🌷🌷 Tài nguyên tiếng Anh cho bé
5- Bé học nghệ thuật:
🌷🌷 Các hoạt động nghệ thuật cho bé
6- Bé học các kỹ năng, kiến thức, tư duy cơ bản với hình ảnh
🌷🌷 Học liệu cho bé
7- Bé luyện tập các bài tập rèn khả năng lưu trữ, ghi nhớ, tưởng tượng hình ảnh
🌷🌷 Bài tập não phải cho bé
Với các chương trình và tài nguyên vô cùng phong phú, Bive.edu.vn mang đến cho ba mẹ giải pháp toàn diện nhất để đồng hành giáo dục sớm hiệu quả cùng con tại nhà.