Thói quen 17-Nhận thức rõ ràng rằng giáo dục sớm không phải chỉ dành cho thần đồng
(Trích sách 70 thói quen tốt trong việc nuôi dưỡng con theo phương pháp Shichida)
Cách đây không lâu người ta vẫn cho rằng giáo dục trẻ sơ sinh là chuyện hoàn toàn không thể. Tuy nhiên, giờ đây, với sự phát triển của ngành khoa học sinh lý não, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng suy nghĩ đó là sai lầm. Bộ não con người không giống với bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể, vì khi trẻ được ba tuổi, não bộ đã phát triển đến 80%, số lượng tế bào não là khoảng 141 tỷ. Những tế bào não, dưới sự kích thích, dần sinh trưởng và phát triển, tạo thành các mạch thần kinh. Với trẻ ba tuổi, mạng lưới thần kinh vô cùng phức tạp tạo nên từ các liên kết tế bào đó đã gần như hoàn thiện.
Mục tiêu chính của việc giáo dục trẻ nhỏ không phải dạy kiến thức, mà là dùng sự truyền đạt kiến thức để não trẻ tạo nên một mạng lưới thần kinh hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trên các kênh truyền thông, báo đài vẫn liên tục phổ biến những luận điểm bác bỏ việc giáo dục trẻ sơ sinh, những luận điểm này đang chiếm số lượng rất lớn, và ảnh hưởng đến giáo dục con cái trong các gia đình. Những quan niệm sai lầm như vậy đều đến từ sự thiếu hiểu biết.
Giả sử, cha mẹ chỉ để con tự do vui chơi mà không có bất kỳ can thiệp giáo dục nào trong suốt tuổi ấu thơ thì sẽ ra sao?
Theo kết quả cuộc khảo sát “Môi trường sống ảnh hưởng không tốt đến thành tích của trẻ” được đăng trên tạp chí “Tâm lý giáo dục” tập 34 kỳ số 9, xuất bản năm 1986, thì trong số 9.857 trẻ có thành tích không tốt sau khi nhập học, có tới 9.668 em, tức là 98,1%, có cha mẹ phản đối việc giáo dục trẻ trước tuổi đi học. Những phụ huynh này đều cho rằng việc giáo dục trẻ trước tuổi đi học sẽ khiến trẻ bị dị tật tâm hồn. Trên thực tế, chính những trẻ không được tiếp nhận sự giáo dục từ bé mà chỉ vui chơi thoải mái sẽ hầu như không có ý thức về cách cư xử lễ độ, và hầu như không có năng lực tiếp thu cơ bản. Vì vậy, khi đến trường, chúng luôn học hành chểnh mảng, thua kém bạn bè.
Vậy, do đâu mà một sự thật quan trọng như thế lại không được phổ biến rộng khắp trên thế giới như một kiến thức thường thức đúng đắn? Đó là vì sự cố chấp của truyền thông báo chí. Họ từ chối đăng tải những thông tin đúng đắn này để tiếp tục giữ vững những quan điểm trước đây về việc phản đối giáo dục sớm. Họ thà khuyến khích những đứa trẻ chơi đùa để rồi trở nên yếu kém còn hơn chấp nhận ý kiến của một nhà bình luận giáo dục.
.
.
Ở Mỹ trước đây cũng từng có một cuộc nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1934, hai học giả Hollingworth và Kaunitz đã tiến hành khảo sát trên 116 đứa trẻ. Sau mười năm, họ lại tiến hành khảo sát lần nữa với đúng những đứa trẻ đó. Kết quả của mười năm sau hầu như không khác là mấy so với lần đầu tiên. Tức là, quá trình học tập mười năm đó của các em không làm thay đổi được những nền tảng ban đầu, trí thông minh và năng lực của các em đã được định hình từ trước đó rồi. Kết quả cũng đồng thời cho thấy, những đứa trẻ khi vừa nhập học có chỉ số thông minh cao, sau hơn ba mươi năm, có thể nắm giữ những vị trí quan trọng trong xã hội.
(*) Hai nhà tâm lý học người Mỹ, sống vào thế kỷ 19.
Từ kết quả cuộc khảo sát ở bang California vào năm 1921 tới 1922, nhà tâm lý học người Mỹ Terman— đã tiến hành một cuộc nghiên cứu theo dõi lâu dài đối với những đứa trẻ được cho là có chỉ số thông minh cao. Sau mười năm theo dõi, một cuộc kiểm tra đã được tiến hành và cũng cho ra kết quả gần giống với ban đầu. Những đứa trẻ ấy có trình độ trung bình vượt trên hai lớp so với các trẻ bình thường khác. Hai mươi lăm năm sau, ông tiếp tục làm một cuộc kiểm tra với đúng những đối tượng nghiên cứu trên, và kết quả vẫn không đổi. Những cô, cậu bé ấy khi trưởng thành vẫn liên tiếp giữ vững thành tích, trí tuệ và tính cách nổi trội hơn mức trung bình. Ba mươi tám năm sau, người ta lại tiến hành khảo sát một lần nữa. Kết quả cuộc khảo sát lần này vẫn tiếp tục cho thấy những thành tích tốt ở họ. Trong số đó, có đến bốn mươi bảy người có tên trong danh sách “Các nhà khoa học trên toàn nước Mỹ” (xuất bản năm 1959). Ở tuổi bốn mươi, số sách họ cho ra đời đã lên đến sáu mươi bảy quyển, cùng 1.400 luận văn và 150 bằng sáng chế.
(**) Lewis Madison Terman (15/01/1877– 21/12/1956) là nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, được xem là người đi tiên phong trong ngành giáo dục tâm lý.
Vì vậy, những quan niệm cho rằng nuôi dạy những đứa trẻ thông minh từ bé sẽ khiến chúng không hòa hợp được với xã hội khi lớn lên là hoàn toàn sai lầm.
Một lý do khác dẫn đến việc từ chối giáo dục sớm cho trẻ là vì đa số phụ huynh vẫn đồng nhất “Giáo dục sớm” với “Giáo dục thiên tài” nên khi nuôi dạy con mình theo phương pháp này nhưng con không trở thành thiên tài hoặc vẫn thua kém một vài đứa trẻ nổi trội khác, cha mẹ lại chán nản, cho rằng mọi cố gắng đều là lãng phí. Đây thực sự là một cách hiểu rất sai lầm. Cha mẹ cần hiểu rằng, giáo dục sớm cho con là để phát huy hết năng lực vốn có của bản thân, để con không gặp trở ngại khi nhập học ở trường sau này, để con theo kịp bài vở với bạn bè. Giáo dục sớm hoàn toàn khác với Giáo dục thiên tài, mong các bậc cha mẹ hãy lưu ý điều đó.
Xin đừng nuôi ý nghĩ con mình là thần đồng nhí, để rồi khi bé nhập trường, không theo kịp một vài đứa trẻ nổi trội khác thì cha mẹ lại cho rằng con kém thông minh
Thói quen 18 -Từng bước chuẩn bị tốt cho con trước khi đến trường
Muốn hiểu được tầm quan trọng của giáo dục trẻ từ 0 tuổi thì hãy thử nhìn vào tình hình học tập của các em từ sau khi vào tiểu học thì sẽ rõ. Theo nhiều nghiên cứu, hiện nay chỉ có khoảng 30% học sinh ở bậc tiểu học có khả năng tiếp thu bài tốt. Đến bậc trung học tỷ lệ xuống thấp hơn, chỉ còn 15%, và lên bậc phổ thông thì chỉ còn 5%. Số còn lại sẽ là những học sinh không theo kịp bài giảng, không theo kịp tiến độ học tập trong lớp. Tại sao lại như vậy?
Đó là bởi vì tiến độ dạy học trên lớp luôn rất nhanh. Ở Việt Nam, trẻ em bậc tiểu học, trong vòng mười tám tuần đầu từ khi nhập học, phải học hai mươi bảy chữ cái và tám mươi vần, ngoài ra còn học các dấu thanh, tập viết. Nghĩa là các em phải nhớ ít nhất năm chữ cái hoặc vần mỗi tuần.
Một đứa trẻ chỉ vừa tiếp xúc với những con chữ vào tháng chín, rồi được học đọc và viết trong vòng một vài tháng, thì đến tháng sáu liệu có thể viết tốt những câu văn trong thời gian ngắn ngủi đó không? Điều đó gần như là không thể. Chỉ có những trẻ đã được làm quen với mặt chữ, được học chữ từ sớm tại nhà hoặc các lớp mẫu giáo mới hy vọng theo kịp tiến độ ấy. Trái lại, những trẻ khi vào tiểu học mới được tiếp xúc với bảng chữ cái thì không thể nào nhớ được mặt chữ nhanh kịp tốc độ như vậy, vì khoảng thời gian quan trọng cho việc ghi nhớ tốt đối với trẻ đã trôi qua mất rồi. Trẻ ở độ tuổi lên ba sẽ nhớ mặt chữ tốt hơn trẻ sáu tuổi rất nhiều.
Nếu khi trẻ còn nhỏ, ở nhà được cha mẹ dạy chữ, trẻ sẽ tiếp thu bằng khả năng ghi nhớ hình ảnh của não phải với tốc độ xử lý thông tin nhanh và lượng lớn. Trong khi đó, ở độ tuổi đến trường, khi trẻ nhận được sự giáo dục từ nhà trường đã là giai đoạn tiếp thu chủ yếu qua não trái, trẻ sẽ khó ghi nhớ hơn, tiến bộ cũng chậm hơn.
Khả năng học tập cơ bản và hiệu quả nhất của một người thông qua ghi nhớ bằng hình ảnh của não phải ở độ tuổi từ không đến sáu*, tức là từ trước khi trẻ vào tiểu học. Nhiều bậc phụ huynh không biết được điều này, nên trước khi con mình vào tiểu học, họ chỉ cho con chơi. Kết quả là những năng lực tích cực của trẻ cứ mai một dần và trẻ đến trường với một khả năng hạn chế đã được hình thành và rất khó thay đổi. Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng trẻ càng lớn thì những tố chất trong người càng phát triển, nên cứ cho trẻ chơi trước đã, lớn hơn một chút rồi học cũng không muộn. Nhưng sự thật là cứ để con chơi đùa trong độ tuổi then chốt ấy thì khi nhập học, con sẽ rất khó tiếp thu kiến thức, không theo kịp tốc độ học tập quá nhanh ở trường. Cứ thế, việc học của con cứ tuột dốc dần.
(*) Tham khảo phương pháp giáo dục não phải trong cuốn “Giáo dục não phải – Tương lai cho con bạn” của tác giả Shichida đã được First News phát hành.
Tờ nhật báo Asahi khi đề cập đến vấn đề này đã có đăng một bài viết, đó là lời tâm sự của một người mẹ có con học kém ở trường:
“Con trai thứ hai của tôi gặp rất nhiều khó khăn khi nhập học vì phải học chung với những bạn đã biết đọc biết viết rồi. Dù tôi đã nói với cô giáo rằng thằng bé học chậm hơn các bạn là bởi vì ‘cháu bé chưa từng được học chữ trước đó, nhưng cô giáo trẻ nghiêm khắc vẫn tỏ vẻ không thông cảm, bởi làm không được chỉ có nghĩa là làm không được mà thôi.
Con trai tôi dần dần đã bị tụt lại trong lớp. Tôi đã từ bỏ suy nghĩ rằng khi đến trường mọi đứa trẻ đều là một tờ giấy trắng như nhau, khi nhìn vào dòng chữ phê bình của cô giáo trong sổ liên lạc: ‘Mời phụ huynh xem lại chữ của con mình. Cháu đã kém rất xa so với các bạn khác. Tôi cảm thấy rất tiếc vì tại sao mình đã không dạy dỗ con chu đáo hơn để giờ đây con không biết viết gì cả. Nếu con tôi có thể đọc viết giỏi thì tôi đã vui mừng biết nhường nào. Tôi hối hận đến trào nước mắt vì đã bỏ qua giai đoạn quan trọng nhất của con mình, giai đoạn từ không đến sáu tuổi. Đáng lẽ tôi nên tìm hiểu kiến thức về nuôi dạy trẻ nhiều hơn nữa. Đây là điều mà tôi muốn nhắn nhủ với các bà mẹ sắp có con đến trường: ‘Hãy dạy cho cháu từ khi còn nhỏ, dù chỉ một cái tên đơn giản thôi cũng được. Lúc trước không ai nhắc nhở tôi, giờ tôi xin nhắc nhở các bạn. Đừng để con bạn gặp phải vấn đề như con tôi.”
Còn sau đây là câu chuyện của một vị viện trưởng:
“Đứa con trai lớn của tôi được dạy dỗ từ rất sớm. Lúc học tiểu học, trung học và cả phổ thông, nó đều học rất tốt. Lên đến đại học nó đã chọn ngành y và hiện tại đã là một vị bác sĩ và tôi tin rằng tương lai sau này của nó cũng sẽ tiếp tục tốt đẹp như vậy.
Nhưng đến đứa con trai thứ hai, tôi đã phạm sai lầm không thể sửa chữa. Lúc thằng bé ba tuổi, tôi đã nghe theo lời một chuyên gia bình luận trên truyền hình. Vị này cho rằng, nếu cho trẻ học kiến thức từ quá sớm, khi lớn lên tâm hồn của trẻ trở nên khép kín, nên để trẻ tự do, thoải mái thì tốt hơn. Đứa con trai đầu của tôi đúng là có hơi sống khép kín thật, điều này khiến tôi như được phản tỉnh. Tôi quyết định nghe theo lời chuyên gia, thay đổi phương châm giáo dục, không ép buộc con học nữa mà để nó thoải mái vui chơi.
Vậy mà đứa con trai sáng sủa thông minh biết vâng lời khi còn bé của tôi, đến lúc nhập học ở trường lại học rất tệ, rất chậm hiểu, lười học, hay làm trái ý cha mẹ và luôn khiến cha mẹ phiền lòng. Tôi vô cùng hối hận vì khi ấy đã nghe lời vị chuyên gia kia, dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong giáo dục con. Đến giờ này muốn sửa chữa sai lầm cũng đã quá muộn.
Vì vậy, tôi muốn nhắn gửi đến các bậc phụ huynh, nếu không khuyến khích con học hành từ sớm mà cứ để con vui chơi thoải mái, thì lớn lên con không chỉ có năng lực học tập yếu mà còn rất dễ sa ngã vào những hành vi xấu.”
Qua hai câu chuyện trên, hẳn các bậc phụ huynh cũng nhìn ra được là việc để con vui chơi thoải mái hoàn toàn không dẫn đến kết quả tốt đẹp như kỳ vọng của mình. Một đứa trẻ thật sự được học tập và vui chơi thoải mái là khi trong thời kỳ nhà trẻ và chúng được dạy nhiều năng lực cơ bản, để đến khi bước vào tiểu học, chúng có thể bắt kịp bạn bè, theo kịp tiêu chuẩn của các môn học đặt ra.
Nuôi dạy trẻ một cách thoải mái không có nghĩa là chỉ toàn cho trẻ chơi đùa mà không có bất kỳ tác động giáo dục nào lên trẻ. Nuôi dạy trẻ thật chu đáo để các tố chất của trẻ phát triển tốt, thì khi vào tiểu học trẻ mới thật sự có thể thoải mái học tập, không gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức.
……………………………..
Mẹ có biết không, trong suốt những năm làm giáo dục sớm, Admin cũng nhận được nhiều phản hồi từ các mẹ như “tiếc quá, không cho anh/ chị lớn học sớm” và “thấy sự khác biệt rõ rệt giữa bé được học sớm với các anh chị…” Mặc dù, để đánh giá hiệu quả của giáo dục sớm bằng cách so sánh giữa các anh chị em là một việc rất khó để nói chính xác, vì mỗi bạn nhỏ có một tố chất khác nhau. Nhưng Admin tin rằng việc giáo dục sớm đúng cách có tác động to lớn với cuộc đời của trẻ.
Nếu mẹ muốn giáo dục sớm cho con đúng cách và hiệu quả, mẹ hãy tham khảo website giáo dục sớm: bive.edu.vn nhé!
Hướng dẫn sử dụng bive.edu.vn:
Bive.edu.vn là website giáo dục sớm đặc biệt chất lượng dành cho bé, nơi mẹ có thể tìm thấy những chỉ dẫn, tài liệu, chương trình sinh động, bài bản để giúp bé phát triển các loại hình thông minh giai đoạn 0-6 tuổi. Mẹ hãy click vào từng mục bên dưới để xem nội dung chi tiết, mục tiêu và cách sử dụng từng cụm bài học nhé.
Hệ thống các bài học trên bive.edu.vn chia làm 2 dạng:
Các bài học bé cần duy trì học hằng ngày và học trực tiếp trên website, bao gồm:
Toán não phải:
Flashcard tiếng Việt:
Các phần bé học trực tếp trên website chủ yếu là thẻ học tốc độ cao, được lên lộ trình sẵn theo từng ngày, thời lượng bé học chỉ khoảng 3-5 phút mỗi ngày, nhưng lượng kiến thức bé thu được rất rộng. (Mẹ có thể xem nội dung chi tiết và hướng dẫn sử dụng mỗi bộ bằng cách click vào từng nội dung liệt kê bên trên)
Các tài liệu, file in, hướng dẫn giáo dục sớm, bao gồm:
- Các bộ thẻ tranh cho bé (thẻ tranh kích thích tư duy, thẻ tranh bài thơ, thẻ tranh bài hát, bộ thẻ toán và thế giới xung quanh đầu tiên cho bé …): mẹ gõ “thẻ tranh” vào ô tìm kiếm trên bive.edu.vn là ra ạ.
- Các tài liệu sưu tầm khác: serie video khoa học tiếng Anh cho bé, phim hoạt họa tiếng Anh, read aloud stories…(mẹ có thể tìm kiếm bằng cách gõ từ khóa vào ô tìm kiếm nhé)
Đối với phần tài nguyên này, mẹ hãy dựa trên sở thích, khả năng của bé kết hợp với điều kiện thời gian của mẹ để tự chọn hoạt động cho bé. Tất cả các phần file in của bive là tài liệu tham khảo, không bắt buộc thực hiện hằng ngày.
Mẹ muốn đăng ký truy cập website hoặc nhận tư vấn thêm có thể inbox hoặc liên hệ mình số 0822030668 (zalo/mobile nhé).