Là cha mẹ, điều quan trọng nhất chúng ta cần học được là đảm bảo rằng hành vi tiêu cực của con không xuất phát từ sự tiêu cực của chúng ta mà ra. Bởi vậy, thay vì mong muốn kiểm soát các hành vi của con, ba mẹ luôn cần trau dồi mỗi ngày để tự kiểm soát hành vì và hành động của chính bản thân mình.
Nhưng nói thì dễ, thực tế lại có muôn vàn tình huống khác nhau, đòi hỏi ba mẹ nghiêm túc tự nhìn nhận, tự đánh giá để tiến bộ hơn mỗi ngày trong việc đồng hành cùng con.
Đôi khi chúng ta dễ quên mất rằng, con của chúng ta cũng là con người, con sẽ có những cách nghĩ riêng, có cảm xúc của con, có những sự không hoàn hảo. Vì thể, sẽ có những lúc con tức giận, không xử lý được tình huống, không làm chủ được cảm xúc. Khi không đặt mình vào vị trí của con, chúng ta dễ có những kỳ vọng vô lý, gây cho con sự căng thẳng, mệt mỏi, cũng như làm phát sinh những nét tính cách không tích cực ở con. Khi con sống trong sự kỳ vọng để trở thành một đứa trẻ hoàn hảo, con có thể lớn lên trở thành một người lớn hay lo lắng, hoặc có xu hướng cố gắng làm hài lòng người khác.
Do đó, việc mong cầu con không có cảm xúc tiêu cực hoặc các hành vi nóng giận là điều không nên và không thể. Việc quan trọng là chúng là biết cách hướng dẫn con xử lý cơn giận một cách lành mạnh, để con dần tự chủ trong việc điều tiết hành vi của mình.
Ba mẹ có thể xem thêm cách hướng dẫn con xử lý các cảm xúc của mình ở khóa học dành cho ba mẹ và cuốn cẩm nang trí tuệ cảm xúc cho con nhé!
CẨM NANG TRÍ TUỆ CẢM XÚC
Hướng dẫn con chi tiết các hoạt động điều tiết, giải tỏa cảm xúc. Cho con những định nghĩa đúng đắn về các mối quan hệ để con có đời sống tinh thần tích cực, lành mạnh, đồng thời giúp xây dựng nhân cách và kỹ năng xã hội cho con!
Bộ 02 cuốn cẩm nang được gửi đếm ba mẹ kèm theo khóa học “nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc trong gia đình”.
.
Để giúp con có kỹ năng điều tiết cảm xúc tốt, chúng ta cần tạo điều kiện cho con học hỏi và dạy cho con biết phải làm gì khi cơn giận xẩy ra. Điều này đòi hỏi rất nhiều sự suy ngẫm từ phía ba mẹ.
Nhưng đôi khi chúng ta lại có thể vô tình tạo ra những tình huống khiến con thay vì học hỏi được lại mất kiểm soát hơn. Việc vô ý kích hoạt hành vi xấu của con có thể đến từ việc thiếu tinh ý và nhạy cảm của ba mẹ.
Ví dụ về hành vi nói dối, khi mẹ biết con chưa đánh răng, nhưng vẫn cố ý hỏi “con đánh răng chưa” với giọng nói gay gắt, thì có thể kích thích con nói dối. Thay vì hỏi như vậy, mẹ chỉ cần đơn giản yêu cầu con đi đánh răng, như vậy, con sẽ không cần nói dối nữa.
Đối với những cơn tức giận cũng vậy, có những cách ứng xử của ba mẹ khiến kích thích cơn nóng giận của con như:
5 cách chúng ta khiến con tức giận mà không biết
- Kỷ luật không nhất quán:
Khi chúng ta đặt ra những nguyên tắc và giới hạn trong gia đinh, nhưng chỉ thi thoảng chúng ta mới thực hiện theo, chúng ta sẽ gậy cho trẻ sự bối rối và thiếu niềm tin dành cho ba mẹ.
Ví dụ như bình thường chúng ta hạn chế không cho trẻ ăn ngọt, nhưng khi có khách đến nhà, bạn mua rất nhiều bánh kẹo để cho con của khách ăn. Trẻ có thể tức giận vì cảm thấy mình bị đối xử bất công.
Hoặc khi bạn giao hẹn với con, hằng ngày, sau khi con làm hết bài tập sẽ cho con xem chương trình yêu thích trong 30 phút. Nhưng hôm nay, bạn thấy mệt hoặc ồn và không cho phép con xem nữa.
Với sự không nhất quán như vậy, trẻ dễ cảm thấy bị kích động và phát sinh những cơn giận. Nếu chúng ta không giải thích nguyên nhân của những quyết định khác nhau cho trẻ, trẻ sẽ cảm thấy khó chấp nhận và giải tỏa.
Để tránh tình trạng này, ba mẹ nên cố gắng giữ các nguyên tắc đã đặt ra một cách ổn định. Nếu cần thiết phải có ngoại lệ, hãy giải thích cho con hiểu lý do vì sao bạn lại làm như vậy.
.
- Giọng điệu gay gắt
Không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng kiên nhẫn với con cái. Nhưng con cái ảnh hưởng rất lớn bởi bầu không khí gia đình. Có một số ngày, ba mẹ có thể không vui và những hành động, cử chỉ của con lại khiến ba mẹ thêm mệt mỏi. Các con không hề biết nguyên nhân đằng sau sự mệt mỏi của ba mẹ, mà chỉ nhận thấy ba, mẹ đang nói chuyện với mình một cách rất gắt gỏng.
Chính thái độ này của ba mẹ có thể kích hoạt những hành vi bướng bỉnh, giận hờn ở con. Ba mẹ hãy để ý xem, khi nào ba mẹ có một ngày tệ thì con cũng không ngoan bằng ngày bình thường.
Ví dụ, sau một ngày mệt mỏi, cãi vã với sếp hoặc bất hòa với chồng, chúng ta có thể nói chuyện gắt gỏng với con mà không hề hay biết. Ví dụ, ta có thể vô thức nói với con kiểu “con có ăn nhanh lên không, hôm nay mẹ mệt lắm rồi”… Đôi khi chúng ta cảm thấy bức xúc và muốn giải tỏa nên vô tình làm con cảm thấy tổn thương như thế.
Thông thường, con trẻ bị kích động nhiều bởi cách chúng ta nói nhiều hơn nội dung lời nói của chúng ta. Bởi vậy, hãy ý thức giọng điệu của mình ba mẹ nhé!
- Đặt câu hỏi cho con khi chúng chỉ cần chỉ dẫn
“Con đi đổ rác được chưa?”, “tại sao con vẫn chưa dọn phòng thể?”, “con không im lặng được à?”
Những cách đặt câu hỏi thế này rất dễ khiến con cảm thấy muốn phản kháng. Đôi lúc con chỉ cần một chỉ dẫn rõ ràng và tử tế là “con đi đổ rác cho mẹ nhé”, “con dọn phòng thôi con ơi”, “con trật tự để mẹ nghe điện thoại nhé”.
Vậy thôi.
- Chọn phe khi anh chị em bất đồng quan điểm
Sự ganh đua giữa anh chị em trong nhà là một trong những khía cạnh khó khăn nhất của việc nuôi dạy con. Hãy đảm bảo bạn không làm tăng thêm sự bất hòa giữa các con bằng cách thiên vị một bên.
Vai trò của bạn với tư cách là cha mẹ là hướng dẫn các con vượt qua sự bất đồng quan điểm, cho phép mỗi bên bày tỏ quan điểm của mình và để chúng tự nhận phần của mình. Ba mẹ thường muốn làm trọng tài để phán xử các con khi có bất đồng. Nhưng thông thường thì mỗi đứa trẻ đều có cách nghĩ của chúng. Ba mẹ không nên chỉ đơn giản kết luận đứa này đúng, đứa kia sai, mà nên giúp các con hiểu cảm xúc của mình và cách nghĩ của đối phương nữa. Qua những sự việc như vậy, con sẽ có cảm giác an toàn, và có các kỹ năng xử lý giải quyết vấn đề tốt hơn.
.
- Bỏ qua cảm xúc của trẻ và tập trung quá mức vào hành vi:
Con có cảm thấy xa cách với bạn không? Con có đang mệt mỏi không? Có chuyện gì xảy ra ở trường khiến con khó chịu không?
Hiểu được trái tim của con là điều đầu tiên trong danh sách những cách để không khiến trẻ nóng giận. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải là những bậc cha mẹ hoàn hảo không? KHÔNG. Điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta phải dễ gần và tò mò, luôn nhận ra hành vi của con và đảm bảo không có vấn đề tiềm ẩn nào.
Thật mệt mỏi khi phải đáp ứng nhu cầu của con cái 100% thời gian. Chúng ta sẽ không hoàn hảo, và điều đó không sao cả. Đây là những lời nhắc nhở đơn giản về LÝ DO tại sao con bạn có thể dễ nổi giận hơn và cách bạn có thể hạn chế những tình huống như thế.
Hiểu ngôn ngữ tình yêu của con:
Làm thế nào để con cảm thấy được yêu thương nhất?
Điều gì khiến con mỉm cười?
Khi nào con thấy an toàn?
Như thế nào thì con thấy bản thân có giá trị?
Hiểu được những điều này là cơ sở để bạn có những hành vi thích hợp với con. Nếu con cảm thấy không có giá trị với chúng ta, sẽ có đủ loại vấn đề xẩy ra. Vì vậy, trước khi giải quyết các cơn giận của trẻ, hãy tự hỏi bản thân xem, liệu mỗi ngày bạn đã lấp đầy trái tìm bé nhỏ của con bằng tình yêu thương thuần khiết chưa?